Xoanvpccnh165
Thành viên
Làm Sổ đỏ là một trong những thủ tục hành chính vô cùng phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng thể tự mình thực hiện được. Vậy có được ủy quyền làm Sổ đỏ không? Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Có được ủy quyền làm Sổ đỏ không?
Ủy quyền là việc bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền theo sự thỏa thuận của các bên.
Do đó, uỷ quyền làm sổ đỏ có thể hiểu là khi cá nhân không đủ điều kiện để tự mình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ) thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thay mình việc này.
Bạn quá mệt mỏi với các thủ tục hành chính lằng nhằng khi làm Sổ đỏ? >>> Xem ngay: Dịch vụ sang tên sổ đỏ tất cả các quận Hà Nội uy tín, nhanh chóng và trọn gói từ A - Z
Các bên có thể uỷ quyền thông qua hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền. Trong đó, nội dung uỷ quyền là bên được uỷ quyền sẽ nhân danh bên uỷ quyền thực hiện các thủ tục cấp sổ đỏ gồm: Ký hợp đồng công chứng, hoàn thiện và nộp hồ sơ cũng như nhận sổ đỏ sau khi có kết quả từ cơ quan có thẩm quyền…
Văn bản ủy quyền giữa người sử dụng đất và người nhận ủy quyền không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nhưng thông thường các bên nên công chứng, chứng thực nhằm hạn chế, tránh rủi ro về pháp lý cũng như thuận tiện trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục uỷ quyền cho người khác làm sổ đỏ
2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu, thường sẽ gồm các nội dung: Thông tin nhân thân của người yêu cầu công chứng (họ tên, địa chỉ…) và yêu cầu công chứng cùng các giấy tờ kèm theo văn bản uỷ quyền.
- Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc Căn cước công dân, đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…
2.2 Cơ quan công chứng văn bản uỷ quyền
Vì đây là văn bản uỷ quyền có công chứng nên cơ quan thực hiện là tổ chức hành nghề công chứng: Văn phòng công chứng và Phòng công chứng.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng có chức năng kiểm tra sổ đỏ thật giả hay không?
2.3 Chi phí công chứng
Chi phí công chứng gồm phí công chứng theo quy định của nhà nước (hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng; giấy uỷ quyền là 20.000 đồng) và thù lao công chứng theo thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng nhưng không vượt quá mức trần cho phép (phí soạn thảo, in ấn, công tác xa…)
3. Thủ tục cấp sổ đỏ khi uỷ quyền cho người khác
3.1 Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ khi ủy quyền gồm những gì?
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ, Sổ hồng
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp cụ thể:
- Trường hợp người đang sử dụng đất đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở). Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở là những giấy tờ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở,…
Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Có thể nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ
Lưu ý: Khi được cấp sổ thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ xác nhận vào bản chính giấy tờ về việc đã cấp Giấy chứng nhận.
>>> Xem thêm: Cách xử lý khi công chứng mua bán nhà đất xong rồi nhưng chủ đất không giao sổ?
3.2 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ qua uỷ quyền
Cũng giống như việc cấp sổ đỏ thông thường, khi làm sổ đỏ qua uỷ quyền thì cơ quan tiếp nhận và giải quyết là: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện.
>>> Xem thêm: Gửi đơn yêu cầu kiểm tra nhà đất có nằm trong quy hoạch không lên Văn phòng đăng ký đất đai, lệ phí để được kiểm tra là bao nhiêu?
3.3 Thời gian giải quyết cấp sổ đỏ qua uỷ quyền
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ hoặc không quá 40 ngày nếu nộp hồ sơ cấp sổ đỏ ở các xã vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn…
3.4 Thù lao ủy quyền làm sổ đỏ
Thù lao ủy quyền làm Sổ đỏ, Sổ hồng do các bên thỏa thuận, có thể nêu rõ trong văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, do mỗi thửa đất có điều kiện cấp sổ, thủ tục xác minh và thời gian xác minh giấy tờ… là khác nhau nên thù lao cũng không giống nhau.
Mặc dù không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp nhưng thông thường đối với trường hợp thửa đất không có vướng mắc về điều kiện, việc xác minh nguồn gốc, lịch sử sử dụng không phức tạp thì thù lao ủy quyền thường dưới 10 triệu đồng. Trường hợp có vướng mắc về điều kiện cấp sổ, nhất là thửa đất có nguồn gốc do vi phạm thì chi phí sẽ cao hơn.
Như vậy, trên đây là bài viết trả lời rõ cho vướng mắc: Ủy quyền cho người khác làm sổ đỏ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng - chứng thực, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
1. Có được ủy quyền làm Sổ đỏ không?
Ủy quyền là việc bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền theo sự thỏa thuận của các bên.
Do đó, uỷ quyền làm sổ đỏ có thể hiểu là khi cá nhân không đủ điều kiện để tự mình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ) thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thay mình việc này.
Bạn quá mệt mỏi với các thủ tục hành chính lằng nhằng khi làm Sổ đỏ? >>> Xem ngay: Dịch vụ sang tên sổ đỏ tất cả các quận Hà Nội uy tín, nhanh chóng và trọn gói từ A - Z
Các bên có thể uỷ quyền thông qua hợp đồng uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền. Trong đó, nội dung uỷ quyền là bên được uỷ quyền sẽ nhân danh bên uỷ quyền thực hiện các thủ tục cấp sổ đỏ gồm: Ký hợp đồng công chứng, hoàn thiện và nộp hồ sơ cũng như nhận sổ đỏ sau khi có kết quả từ cơ quan có thẩm quyền…
Văn bản ủy quyền giữa người sử dụng đất và người nhận ủy quyền không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nhưng thông thường các bên nên công chứng, chứng thực nhằm hạn chế, tránh rủi ro về pháp lý cũng như thuận tiện trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục uỷ quyền cho người khác làm sổ đỏ
2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu, thường sẽ gồm các nội dung: Thông tin nhân thân của người yêu cầu công chứng (họ tên, địa chỉ…) và yêu cầu công chứng cùng các giấy tờ kèm theo văn bản uỷ quyền.
- Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc Căn cước công dân, đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…
2.2 Cơ quan công chứng văn bản uỷ quyền
Vì đây là văn bản uỷ quyền có công chứng nên cơ quan thực hiện là tổ chức hành nghề công chứng: Văn phòng công chứng và Phòng công chứng.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng có chức năng kiểm tra sổ đỏ thật giả hay không?
2.3 Chi phí công chứng
Chi phí công chứng gồm phí công chứng theo quy định của nhà nước (hợp đồng uỷ quyền là 50.000 đồng; giấy uỷ quyền là 20.000 đồng) và thù lao công chứng theo thoả thuận của tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng nhưng không vượt quá mức trần cho phép (phí soạn thảo, in ấn, công tác xa…)
3. Thủ tục cấp sổ đỏ khi uỷ quyền cho người khác
3.1 Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ khi ủy quyền gồm những gì?
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ, Sổ hồng
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp cụ thể:
- Trường hợp người đang sử dụng đất đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở). Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở là những giấy tờ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở,…
Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Có thể nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ
Lưu ý: Khi được cấp sổ thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ xác nhận vào bản chính giấy tờ về việc đã cấp Giấy chứng nhận.
>>> Xem thêm: Cách xử lý khi công chứng mua bán nhà đất xong rồi nhưng chủ đất không giao sổ?
3.2 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm sổ đỏ qua uỷ quyền
Cũng giống như việc cấp sổ đỏ thông thường, khi làm sổ đỏ qua uỷ quyền thì cơ quan tiếp nhận và giải quyết là: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa cấp huyện.
>>> Xem thêm: Gửi đơn yêu cầu kiểm tra nhà đất có nằm trong quy hoạch không lên Văn phòng đăng ký đất đai, lệ phí để được kiểm tra là bao nhiêu?
3.3 Thời gian giải quyết cấp sổ đỏ qua uỷ quyền
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ hoặc không quá 40 ngày nếu nộp hồ sơ cấp sổ đỏ ở các xã vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn…
3.4 Thù lao ủy quyền làm sổ đỏ
Thù lao ủy quyền làm Sổ đỏ, Sổ hồng do các bên thỏa thuận, có thể nêu rõ trong văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, do mỗi thửa đất có điều kiện cấp sổ, thủ tục xác minh và thời gian xác minh giấy tờ… là khác nhau nên thù lao cũng không giống nhau.
Mặc dù không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp nhưng thông thường đối với trường hợp thửa đất không có vướng mắc về điều kiện, việc xác minh nguồn gốc, lịch sử sử dụng không phức tạp thì thù lao ủy quyền thường dưới 10 triệu đồng. Trường hợp có vướng mắc về điều kiện cấp sổ, nhất là thửa đất có nguồn gốc do vi phạm thì chi phí sẽ cao hơn.
Như vậy, trên đây là bài viết trả lời rõ cho vướng mắc: Ủy quyền cho người khác làm sổ đỏ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng - chứng thực, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com